Ung thư và một số chỉ điểm khối u (tumor marker) áp dụng trong lâm sàng

02/12/2009 15:32 GMT+7

Ở các nước phương Tây như Mỹ và Anh, ung thư đang vượt qua bệnh tim mạch là nguyên nhân gây chết hàng đầu. Ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba tỷ lệ phát hiện ung thư (đến mức có thể tính được) có vẻ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong của các bệnh nhiễm trùng và chấn thương. Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cùng với gia tăng kiểm soát có thể tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Ở các nước phương Tây như Mỹ và Anh, ung thư đang vượt qua bệnh tim mạch là nguyên nhân gây chết hàng đầu. Ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba tỷ lệ phát hiện ung thư (đến mức có thể tính được) có vẻ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong của các bệnh nhiễm trùng và chấn thương. Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cùng với gia tăng kiểm soát có thể tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên  trong thời gian tới.

Ung thư (cancer) là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di căn đến nơi xa. Tế bào ung thư có một số tính chất đặc trưng sau:

- Tránh được chết theo chương trình (apoptosis)

- Có thể phát triển vô hạn 

- Tự cung cấp các yếu tố phát triển

- Không nhạy cảm với các yếu tố chống tăng sinh

- Tốc độ phân bào gia tăng nhanh

 

- Có thể thay đổi khả năng biệt hóa tế bào

- Không có khả năng ức chế tiếp xúc

- Có  thể xâm lấn tổ chức xung quanh

- Có thể di căn đến nơi xa

- Có khả năng tăng sinh mạch máu

 

Cơ chế ung thư

Phân chia tế bào là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các môDNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư. Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tínhTNM (T: tumor, N: node, M: metastasis). trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong (ung thư). Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia giai đoạn của các khối u ác tính gọi là

Ung thư là hậu qủa của một loạt các đột biến. Mỗi đột biến làm thay đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó. Sinh ung thư (carcinogenesis) là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế bào do tổn thương của DNA. Do đó ung thư là một bệnh lý về gene. Một tế bào bình thường chuyển sang tế bào ung thư phải trải qua một vài đột biến ở một số gene nhất định. Quá trình này liên quan đến hệ thống gene tiền ung thư (proto-oncogene) và gene ức chế ung thư (tumor suppressor gene). Gene tiền ung thư mã hoá cho nhóm protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tin trong quá trình dẫn truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu "tiến hành phân bào" tới chính tế bào đó hay những tế bào khác. Khi bị đột biến, các gene tiền ung thư sẽ biểu hiện quá mức (overexpression) các tín hiệu phân chia tế bào làm các tế bào tăng sinh thừa thãi, lúc này trở thành những gene ung thư (oncogene). Tuy nhiên, vì các gene ung thư thực chất là các gene cần thiết đối với quá trình phát triển, sửa chữa và hằng định nội môi của cơ thể, do đó không thể loại bỏ các gene này khỏi hệ gene nhằm làm giảm khả năng ung thư.  Như vậy, để hình thành ung thư phải có đột biến ở cả hai nhóm gene tiền ung thư và gene ức chế ung thư: khi gene tiền ung thư bị đột biến thành gene ung thư và gene ức chế khối u bị bất hoạt hoặc tổn thương lúc đó các tín hiệu cho tế bào phát triển vượt quá các tín hiệu điều hòa thì sự phát triển tế bào sẽ nhanh chóng vựơt khỏi tầm kiểm soát và ung thư đã hình thành.

Phân loại ung thư

Ung thư có thể được phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn thương. Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u nguyên phát. 

  • Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bào biểu mô (VD ở ống tiêu hóa hay các tuyến tiêu hoá).
  • Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tủy xương.
  • Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương hay cơ.
  • U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố.
  • U quái bắt nguồn từ các tế bào mầm.

Tỷ  lệ ung thư ở người lớn

Theo Globocan (năm 2000 tần suất ung thư ở các nước phát triển như sau:

Ung thư ở nam giới

Ung thư ở nữ giới

 

 %

 

 %

 

 %

 

 %

Phổi

20,2

Thanh quản

2,7

29,2

Thận

2,4

Tuyến tiền liệt

17,9

Bệnh bạch cầu

2,5

Đại - trực tràng

14,7

Bệnh bạch cầu

2,4

Đại - trực tràng

9,0

Thực quản

2,4

Phổi

8,8

Tuyến giáp

1,8

Dạ dày

9,0

U hắc tố da

2,2

Dạ dày

6,3

Tai mũi họng

1,7

Bàng quang

7,0

Não, hệ thần kinh

1,8

Thân tử cung

5,7

Gan

1,7

Tai mũi họng

4,4

Tinh hoàn

1,3

Cổ tử cung

4,6

Não, hệ thần kinh

1,6

Thận

3,4

Đa u tuỷ xương

1,0

Buồng trứng

4,6

Đa u tuỷ xương

1,1

U lympho không Hodgkin

3,4

Bệnh Hodgkin

0,6

U lympho không Hodgkin

3,3

Thực quản

0,8

Gan

3,1

Tuyến giáp

0,6

Tụy tạng

3,1

Bệnh Hodgkin

0,6

Tụy tạng

2,8

 

 

U hắc tố da

2,7

Thanh quản

0,3

 

 

 

 

Bàng quang

2,4

 

 

Chẩn đoán ung thư

Hầu hết các ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện hoặc nhờ vào quá trình tầm soát. Qua đó không thể chẩn đoán xác định được mà phải nhờ vào sinh thiết. Một số trường hợp ung thư khác được chẩn đoán tình cờ nhờ vào quá trình đánh giá các bệnh lý không liên quan khác.

Các dấu hiệu  lâm sàng

Biểu hiện toàn thân: sút cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máuhội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố. Mỗi triệu chứng nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau.  

Biểu hiện tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu, đau hoặc loét. Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da.

Dấu hiệu của di căn: hạch bạch huyết lớn lên, có ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.

Sinh thiết

Để chẩn đoán xác định ung thư cũng như mức độ ác tính thì cần phải sinh thiết, (có th ể  nói đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ung thư. Chẩn đoán mô học sẽ xác định loại tế bào ung thư đang tiến triển, mức độ ác tính (mức độ loạn sản), sự lan tràn và kích thước của chúng.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch, xạ hình, PET-CT (hiện nay được coi là chẩn đoán hình ảnh tốt nhất trong đánh giá và sự xâm lấn ung thư),...

Hóa sinh miễn dịch

Bằng việc định lượng nồng độ các tumor marker có thể cung cấp, hỗ trợ cùng với các phương pháp khác trong việc chẩn đoán ung thư, dự báo khả năng tái phát của ung thư sau điều trị (VD sau phẫu thuật). Chẳng hạn ung thư tiền liệt tuyến có thể được tầm soát nhờ vào định lượng nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (tPSA và fPSA) và khám TLT qua trực tràng bàng  ngón tay. Hai yếu tố chính tạo nên mét tumor marker ­u việt là:  phải có tính đặc hiệu cho tổ chức bị ung thư và chất này được tiết vào máu (hoặc nước tiểu) với nồng độ chỉ đo được sau khi các tế bào sản sinh ra chất này đã chuyển thành các té bào ác tính

Đến nay cũng chưa có chỉ điểm khối u nào đạt độ nhạy và độ đặc hiệu tới mức 100%.

Sau đây là một số tumor marker tiêu biểu có thể tham khảo trong lâm sàng:

 

 

Chỉ điểm khối u

(tumor marker)

 Tăng có liên quan đến ung thư

Xu hướng tăng (hoặc tăng ) nhưng không phải ung thư

Trị số bình thường;

(mẫu bệnh phẩm)

 

1

AFP (Alpha-Feto Protein)

 

· K gan nguyên phát

· K tinh hoàn

· K nguyên bào

- Phụ nữ có thai

- Viêm gan, xơ gan & gan nhiễm độc)

- Bệnh viêm ruột

    < 7 ng/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

2

bhCG

(Beta-Human Chorionic Gonadotropin)

· K màng đệm (chorion)

* K tinh hoàn

- Phụ nữ có thai

- Sử dụng cần sa(marijuana)

- Tinh hoàn thiểu năng hoặc xơ hóa

- Viêm ruột, loét tá tràng

Nam: < 2 mU/ml

Nữ (không có thai): < 5 mU/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

3

CA 15-3

 (Carbohydrate antigen 15-3)

 

· K vú

- Phổi

- Nội mạc tử cung

- Dạ dày ruột

- Bệnh gan: viêm, xơ gan

- Lupus, Lao, Sarcoid

- Thương tổn ở vú

< 31 U/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

4

CA 19-9

(Carbohydrate antigen 19-9)

 

· K tụy tạng

· K đường mật

* Đại - trực tràng

+ Dạ dày

- Bệnh vêm tụy

- Viêm loét đại-trực tràng

- Viêm ruột

- Viêm, tắc đường mật

< 27 U/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

5

CA 72-4

(Carbohydrate antigen 72-4)

· Dạ dày

* K buồng trứng

* Đại - trực tràng

 

5,6 - 8,2 U/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

6

CA 125

(Carbohydrate antigen 125)

 

· K buồng trứng

- Vú

- Đại tràng

- Tử cung, cổ tử cung

- Phổi

- Tụy tạng

- Phụ nữ có thai

- Phụ nữ đang hành kinh

- Lạc nội mạc tử cung

- U nang buồng trứng

- Viêm vùng khung chậu

- Viêm tụy, xơ hóa tụy

< 35 U/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

7

CEA

(Carcino embryonic antigen)

 

· K đại tràng

· K thực quản

· K vú

· K tử cung

* Tụy tạng, Dạ dày

* K phổi (không tế bào nhỏ)

* K tuyến giáp

* Tai mũi họng

* Tế bào C

- Người hút thuốc lá

- Bệnh viêm tụy

- Viêm loét đại tràng

- Viêm ruột

- Viêm gan, xơ gan

- COPD

- Tắc mật

- Suy giáp

- Loét dạ dày-tá tràng

- Không hút thuốc   < 2,5 ng/ml

- Hút thuốc <5 ng/ml

Nếu kết quả

> 100 ng/ml  thường là dấu hiệu của di căn

(h.thanh/h.tương)

 

8

Cyfra 21-1

(Cytokeratin 19 fragments).

 

· K phổi (không tế bào nhỏ)

· K bàng quang

* K phổi (tế bào nhỏ)

 

< 3,3 ng/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

9

LDH

(Lactic dehydrogenase )

Lymphoma

U hắc tố

Leucmie cấp

U tinh hoàn ác tính (seminoma)

Viêm gan, nhồi máu cơ tim, đột qụy, thiếu máu ác tính, thalassemi, teo cơ, sau phẫu thuật cơ

Dùng thuốc: aspirin, thuốc mê, uống rượu

240 - 480 U/l

 

 

(h.thanh/h.tương)

 

10

tPSA

(total prostate specific antigen)

&

fPSA

(free prostate specific antigen)

· K tiền liệt tuyến

- Phì đại TLT

- Viêm, chấn thương TLT

- Sau thăm khám TLT (qua trực tràng bằng ngón tay)

tPSA: < 4 ng/ml

fPSA: 0,26-4,14 ng/ml

Tỷ lệ fPSA/ tPSA: 0,19- 0,35  tỷ lệ này giảm nhiều trong K tiền liệt tuyến

(h.thanh/h.tương)

 

11

TG (Thyroglobulin)   &

Anti-TG

(Anti-Thyroglobulin) 

· K tuyến giáp

 

 

TG: 1,4 - 78 ng/ml

TGAb: <115 U/ml

(h.thanh/h.tương)

 

12

Ferritin

· Khối u liên quan đến các chứng thiếu máu

 

30-400 ng/ml

(h.thanh/h.tương)

 

13

b2 Microglobulin

· Đa u tuỷ

  Leucemie kinh

  U bạch huyết

Bệnh lý thận

0,8 - 2,2 mg/l

(h.thanh/h.tương)

 

14

Bence-Jones protein

· Đa u tủy xương

(Kahler)

Bệnh Amyloidosis

âm tinh

     (Nước tiểu)

 

15

NSE

(Neuro Specifc Enolase)

· K phổi (tế bào nhỏ)

* U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma)

 - U nội tiết tụy tạng, u hắc sắc tố.

 

15 -17 ng/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

16

CA 27.29 (Carbohydrate Antigen 27.29)

+ K vú (rất tốt để phát hiện sự tái phát hay di căn)

- Đại tràng, dạ dày, gan, phổi, tụy tạng

 

 

 

 

 

 

< 40 U/ml

 

(h.thanh/h.tương)

 

17

SCC

(Squamous Cell Carcinoma antigen)

· K tế bào vảy

· K cổ tử cung

* K fổi (không tế bào nhỏ)

* Tai mũi họng, da

 

(h.thanh/h.tương)

 

19

P-S100

(protein- S100)

· U tế bào hắc sắc tố (melanoma) thường kết hợp với TA-90

 

(h.thanh/h.tương)

 

20

TPA

(Tissue Polypeptid Antigen) 

Đánh giá sự phát triến của khối: ung thư phổi, bàng quang, não, dạ dày, ruột và một số K khác

 

((h.thanh/h.tương)hoặc dịch não tuỷ trong u não)

 

21

Calcitonine

· K tuyến giáp thể tủy (medullary thyroid carcinoma)

U tế bào ưa crom (Pheochromocytoma)

Cường giáp, suy thận mạn, bệnh Paget

(h.thanh/h.tương)

 

22

BTA

(Bladder Tumor Antigen)

· K bàng quang

· K thận

·  K niệu quản

Viêm bàng quang

Nhiễm khuẩn tiết niệu

(Nước tiểu)

 

23

NMP 22

(nuclear matrix protein 22)

· K bàng quang

 

Viêm tiền liệt tuyến

Phì đại tiền liệt tuyến

 

 < 10 U/ml

 

(Nước tiểu)

 

24

VMA

(Vanillyl Mandelic Acid)

· U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma)

U tế bào ưa crom (Pheochromocytoma)

U hạch thần kinh (ganglioneuroma)

rhabdomyosarcoma; PNET

ăn bánh có chất vani, kem, sôcôla chuối, uống cà fê, trà

Dùng thuốc: tetracyclin, methyldopa

 

 8 - 35 mmols/ 24 h

 

(Nước tiểu 24 h)

 

25

HVA

(Homo Vanillic Acid) 

· U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma)

 

ăn bánh có chất vani, kem, sôcla, chuối

uống cà fê, trà

Dùng thuốc: tetracyclin, methyldopa

Dopamin, thuốc loạn thần

(Nước tiểu 24 h)

 

26

5-HIAA

(5-Hydroxy-Indol Acetic Acid) 

· U có tế bào ưa bạc

(Carcinoid tumors)

Bệnh giảm hấp thu (Whipple)

Dùng thuốc: aspirin, acetaminophen

6-10 mg / 24h

 

(Nước tiểu 24 h)

  Ghi chú 

(·) chỉ điểm nguyên phát

(đặc hiệu) 

(*) chỉ điểm thứ phát  

(+) chỉ điểm tái phát 

(-)chỉ điểm không đặc hiệu

 

Những thông số từ 1 - 14 đã và đang làm thường qui tại khoa Hóa sinh bệnh viện Bach Mai

Điều trị ung thư

Ung thư có thể được điều trị bằng: phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, quang động học (photodynamic therapy), gene trị liệu (gene therapy), hormon trị liệu, proton trị liệu, miễn dịch trị liệu và  một số liệu pháp khác.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u (theo TNM), giai đoạn của bệnh, cũng như tình trạng bệnh nhân. Một số điều trị ung thư thực nghiệm cũng đang được phát triển.

Ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như chẳng có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một phác đồ điều trị duy nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng.

Phòng ngừa

Là các biện pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ ung thư. Đó là tránh các tác nhân sinh ung thư hay thay đổi quá trình chuyển hóa của chúng. Có nhiều hứa hẹn phòng ngừa ung thư rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ học quan sát. Các nghiên cứu này chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố lối sống có thể tác động được hay phơi nhiễm môi trường với các bệnh ung thư đặc biệt. 

Môi trường và chế độ ăn uống: Sự ô nhiễm môi trường sống trên toàn cầu đã làm tăng số lượng người mắc bệnh và làm lứa tuổi mắc bệnh ung thư có xu hướng trẻ hơn trước. Tỷ lệ ung thư phổi và hút thuốc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các thức ăn như: lạc mốc, đỗ mốc, dưa khú cũng là những tác nhân có thể gây ung thư gan. Thói quen ăn uống có thể giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ ung thư ở các nước (VD ung thư dạ dày hay gặp hơn ở Nhật Bản, trong khi ung thư đại tràngMỹ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người nhập cư cũng phát triển nguy cơ ung thư giống như ở đất nước mới đến của họ, gợi ý có sự kết nối giữa ăn uống và ung thư hơn là cơ sở về di truyền. hay gặp hơn ở

Hóa dự phòng: Sử dụng tamoxifen - một chất điều hoà chọn lọc thụ thể estrogen trong vòng 5 năm, có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ nguy cơ cao khoảng 50%. Axít cis-retinoic cũng tỏ ra giảm nguy cơ các ung thư nguyên phát tái phát ở các bệnh nhân ung thư nguyên phát vùng đầu - cổ. Finasteride -là chất ức chế men 5-alpha reductase, có thể hạ thấp nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Các thuốc tỏ ra có hứa hẹn trong hóa dự phòng gồm thuốc ức chế men COX-2 (ức chế men cyclooxygenase liên quan đến tổng hợp prostaglandin tiền viêm).

Vác xin trong ung thư: Ngày nay các nỗ lực đáng kể trong việc phát triển vaccin (để dự phòng các tác nhân lây nhiễm sinh u, cũng như phát động đáp ứng miễn dịch chống lại các epitop đặc hiệu cho ung thư) và để phát triển gene tri liệu đối với các cá thể có các đột biến di truyền hay đa hình thái khiến họ đối diện nguy cơ ung thư cao. Hiện tại chưa có vaccin nào được sử dụng, hầu hết các nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.

Xét nghiệm sàng lọc và di truyền:

Một số tumor marker đã được kết hợp như: AFP, bhCG và Estriol trong test sàng lọc một số dị tật bẩm sinh của thai nhi ở các tuần 8-12 cùng với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác.  

Xét nghiệm di truyền được dùng cho cá thể nguy cơ cao, nhằm tăng cường giám sát, hóa dự phòng, hay phẫu thuật để giảm nguy cơ cho các đối tượng có xét nghiệm dương tính. Trên thế giới xét nghiệm này đã có sẵn cho vài loại đột biến gene có liên quan đến ung thư.

ThS. Nguyễn Thị Minh Thu

(Theo Bùi Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hương Khoa Hóa sinh - Bệnh viện Bạch Mai )