Vệ sinh bàn tay, giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả và an toàn cho người bệnh

03/03/2010 14:7 GMT+7

Hầu hết các báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III và thứ IV (7/2007, 7/2009) có chung một khuyến cáo, đó là cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay. Rửa tay và chà sát tay bằng dung dịch chứa cồn là biện pháp quan trọng, hữu hiệu, khả thi. Trong bài này, tác giả xin điểm qua mốc lịch sử quan trọng và những quan điểm, ý kiến của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu thế giới xoay quanh vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đó là Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn.

Hầu hết các báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III và thứ IV (7/2007, 7/2009) có chung một khuyến cáo, đó là cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay. Rửa tay và chà sát tay bằng dung dịch chứa cồn là biện pháp quan trọng, hữu hiệu, khả thi. Trong bài này, tác giả xin điểm qua mốc lịch sử quan trọng và những quan điểm, ý kiến của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu thế giới xoay quanh vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đó là Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn.
I. Mốc lịch sử và tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay  1.1. Mốc lịch sử quan trọng:  Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Sau đó, nguyên nhân của những tử vong đó được tìm thấy là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes.  Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Mỹ) yêu cầu một bác sĩ của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc trong thời gian một tháng sau 2 trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn tay của bác sĩ đó. Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối.  Vào những năm 1840’s, Bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818-1865) công tác tại Bệnh viện đa khoa Viên (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tử lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện. Năm 1846, Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng thực hành một kỹ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa, nơi mà chỉ có các BS và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản là 13,10%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2.03%.  Ông quan sát và thấy rằng, các bác sĩ và sinh viên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm khám bệnh nhân này và chuyển sang thăm khám bệnh nhân kia hoặc thậm chí sau khi mổ tử thi bệnh nhân xong. Ông cho rằng nguyên nhân của sốt hậu sản là do bàn tay chứa tác nhân gây bệnh do không rửa tay của các bác sĩ và sinh viên y khoa. Năm 1847, một người bạn của ông là Jakob Kolletschkang phát hiện một trường hợp tử vong cũng có nguyên nhân giống như các bà mẹ bị sốt hậu sản. Sau đó, ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong có chứa chlorine để rửa tay sau việc đụng chạm trên tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 xuống 2,38%. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của Semmelweis là quá nhiều và không có bác sĩ nào chấp nhận. Thậm chí họ không thừa nhận đôi bàn tay không rửa của họ chính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản. Một số người khác thì cho rằng kết quả nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng khoa học. Năm 1849 ông bị sa thải khỏi bệnh viện Viên và tới làm việc ở khoa sản phụ bệnh viện Pest's St. Rochus Hospital tại Hungari (1851-1857). Tới năm 1860, Bệnh viện Viên vẫn coi ông ta là kẻ phản bội, mặc dù chính ông, khi còn làm việc tại bệnh viện đó, là người xoá tỷ lệ tử vong do sốt cao ở trẻ sơ sinh từ 35/101 trường hợp bị tử vong. 
Năm 1865 Semminweis chết tại bệnh viện tâm thần. Người ta cho rằng nguyên nhân tử vong của ông là do bị bệnh nhân đánh bị thương và những vết thương bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Ngày nay, ở Hung Gary người ta lập nên bảo tàng Semminweis, bệnh viện Semminweis. Tại Áo người ta thành lập bệnh viện sản khoa Semminweis và ông đã được ghi nhận là người mở đường cho học thuyết về vô trùng và học thuyết về nhiễm khuẩn bệnh viện.  Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sĩ Louis Pasteur đã lên tiếng: “Nguyên nhân giết chết hậu sản của các bà mẹ chính là các bác sĩ. Chính các bác sĩ đã sử dụng những bàn tay thăm khám các bà mẹ bị bệnh rồi sử dụng chính bàn tay đó để khám các bà mẹ mạnh khoẻ”. Sau đó, ông đã đưa ra Lý thuyết về “Mầm bệnh” và phương pháp tiệt khuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay.
Theo hygenius.com, ngày 2 tháng 7 năm 1881, Tổng thống thứ 20 của nước Mỹ, ông James Abram Garfiled trở thành nạn nhân của một cuộc ám sát. Ông bị một tay súng rượt đuổi khi bước vào Nhà trắng và đã bị hai phát đạn, một phát sượt qua cánh tay, một viên đạn khác găm sau lưng ông. 16 bác sĩ đã được mời đến để chữa trị cho ông. Bác sĩ Willard Bliss là người đến cấp cứu đầu tiên. Trong tình huống khẩn cấp, bác sĩ này đã đưa ngón tay không kịp rửa vào vết thương của Tổng thống để tìm lấy viên đạn lạc. 
Tiếp theo đó, một phẫu thuật viên quân y cũng đã sử dụng ngón tay không rửa của mình để thăm dò và tìm kiếm viên đạn trong cơ thể Tổng thống, họ rạch rộng vết thương khoảng 3 inch và sâu tới 20 inch nhưng không lấy được viên đạn. Kết quả là bệnh nhân đã bị nhiễm khuẩn trầm trọng và sau đó là nhiễm khuẩn máu và đã qua đời ngày 19 tháng 9 năm 1881(sau 2,5 tháng bị ám sát).
Trong những năm đó, khuyến cáo rửa tay đã gặp rất nhiều khó khăn bởi thiếu phương tiện rửa tay, thiếu nước (ngay cả khi có nước thì nước ấm rửa tay vào mùa đông cũng là một khó khăn), sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn cộng với nhân viên y tế rất thiếu kiến thức về vệ sinh bệnh viện là những giải thích cho sự phản ứng của các bác sĩ trước khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với những bệnh nhân khác nhau nêu trên. Họ cho rằng rửa tay như vậy là quá nhiều.   Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker tại Mỹ đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm bệnh nhi. Năm 1992, một báo cáo khoa học của New Enland đưa ra kết quả một nghiên cứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu. Báo cáo cho thấy, mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở cán bộ y tế chỉ sấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48%. Cũng năm đó CDC (Mỹ) cho biết tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giao động từ 5-15% tại các bệnh viện, điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn mắc phải trên nhân viên y tế và năm 1993 đã có 11 nhân viên y tế mắc bệnh viêm gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc với 1 trong 2 bệnh nhân viêm gan A.  1.2. Tầm quan trọng của rửa tay: Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vacxin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng. Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%. Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh. Những hành vi quen thuộc của nhiều người như đưa tay dụi mắt, miệng, cầm nắm đồ vật bẩn nhưng không rửa tay sạch... đã vô tình làm “cầu nối” giúp những vị khách không mời dễ dàng vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh hay gặp như đau mắt, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp…thường mắc phải cũng chính là do thực hiện vệ sinh kém.  II. Cấu trúc giải phẫu da và tác nhân gây nhiễm khuẩn do bàn tay  2.1. Cấu trúc của da: Nếu dùng kính hiển vi soi trên bề mặt da, sẽ thấy hình ảnh da giống như bản đồ mặt đất: những thung lũng (nếp nhăn), những cao nguyên được chia cắt bởi những đường rãnh nhỏ (bề mặt da), những giếng sâu và những cây cổ thụ không cành lá (lỗ chân lông và sợi lông). Da chiếm diện tích trên cơ thể chúng ta khoảng 2m2, với tổng trọng lượng khoảng 15-20% trọng lượng cơ thể. Da là hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể ổn định thân nhiệt, chống mất nước, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại của môi trường như: vi khuẩn, bụi bẩn, ánh nắng,..Da còn là nơi đón nhận các xúc giác của cơ thể, giúp ta biết đau, nóng, lạnh và khoái cảm. Da c ó 4 lớp theo thứ tự: Lớp vảy sừng: Là lớp tế bào chết nằm ngoài cùng, được tạo thành từ những tế bào biểu bì bên dưới và được thay thế liên tục. Lớp này có tác dụng che chở cho lớp tế bào sống bên trong. Lớp biểu bì: Là lớp tế bào sống (còn gọi là tế bào sừng). Các tế bào này phát triển liên tục, tạo ra các tế bào mới và đẩy dần các tế bào bên trên ra ngoài để tạo ra lớp vảy sừng. Dưới đáy lớp biểu bì có chứa rải rác các melanin bào, sản sinh ra melanin. Chính melanin là sắc tố quyết định màu của da. Trong lớp biểu bì còn chứa các tế bào Langerhans, có nhiệm vụ bảo vệ da chống lại sự viêm nhiễm. Tế bào biểu bì, melanin bào, tế bào Langerhans đều có nhân chứa vật liệu di truyền là DNA. Các yếu tố như tia UV, hóa chất, khói thuốc...đều có thể làm biến đổi DNA, gây ra bệnh ung thư và các bệnh lão hóa da do ánh sáng. Lớp chân bì: Nằm sát ngay dưới biểu bì, là một mạng lưới các sợi liên kết, có nhiệm vụ nâng đỡ và nuôi dưỡng da. Đây là vùng có chứa các dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông, tuyến nhờn và các tuyến mồ hôi. Lớp chân bì có chứa Collagen và Elastin định hình cấu trúc của da, tạo tính đàn hồi và độ săn chắc của da.   2.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn do da bàn tay Vi khuẩn cư trú trên bàn tay (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay), đặc biệt tụ cầu khuẩn thường xuyên có trên bề mặt da và trong niêm mạc mũi của người khỏe mạnh, loại vi khuẩn rất nguy hiểm này truyền nhiễm sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Nhiều người chỉ nhận thức vi khuẩn là các vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, vi khuẩn luôn tồn tại trong không khí, trên các đồ vật, quần áo và có rất nhiều trên da bàn tay mà bằng mắt thường không thể nào nhìn thấy.
Các nhà khoa học chứng minh, trên bề rộng của da người bình thường có diện tích là centimet vuông chứa tới 40.000 vi khuẩn, trên da bàn tay thì số lượng vi khuẩn còn nhiều hơn, vì đôi tay thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi chúng ta quên rằng vô số vi khuẩn và virus đang rình rập quanh ta chờ có dịp để lây nhiễm và tấn công...Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào cơ thể con người. Cũng may là trong một môi trường tràn ngập vi khuẩn nhưng cơ thể chúng ta cũng có những đội quân phòng thủ gồm những vi khuẩn có ích để chống lại quân xâm lược là những vi khuẩn xấu từ ngoài vào. Trong ruột, trên da và cả trên hai bàn tay chúng ta có chứa hằng tỉ vi khuẩn. Mỗi khi bắt tay hay sờ mó một vật gì chẳng hạn như nắm khóa cửa, robinet, chốt xả nước bàn cầu, v.v… chắc chắn là bàn tay chúng ta đã bị nhiễm rồi và có thể là với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Để phòng ngừa sự lây nhiễm thì có một cách rất dễ, đó là chúng ta hãy chịu khó rửa tay thường xuyên! Ngay dưới lớp da là tổ chức dưới da, rồi đến lớp mô mềm (cân cơ), cơ quan (hoặc khoang cơ thể). Thông thường vi khuẩn có ở lớp da còn tổ chức dưới da, mô mềm không có vi khuẩn. Mô mềm chỉ có vi khuẩn khi có các tác nhân can thiệp từ bên ngoài vào cơ quan bên trong hoặc khoang cơ thể đưa ra. Trên da nói chung và da bàn tay nói riêng có hai loại vi khuẩn, đó là vi khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn thường trú sống và sinh sản ở lớp sâu của da, khó loại bỏ bằng rửa tay thường quy. Bình thường vi khuẩn này không gây nhiễm khuẩn mà là hàng rào hiệu quả chống lại sự tụ tập của vi khuẩn ngoại sinh. Nó chính là nguồn gốc của nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn nơi tiêm chích bởi P. aeuruginosa hoặc Acinetobacter spp. Nó sẽ gây nhiễm khuẩn toàn thân trong trường hợp có sai sót trong các kỹ thuật đòi hỏi vô khuẩn trong thăm khám, điều trị và chăm sóc người bệnh, khi mật độ vi khuẩn lớn, bênh nhân nằm viện lâu hoặc trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay bệnh nhân cấy ghép tạng. Những loại vi khuẩn thường trú gây nhiễm khuẩn mắc phải thường là vi khuẩn hoại sinh đa kháng kháng sinh.   Vi khuẩn vãng lai tồn tại và sinh sản ngay ở lớp da bên ngoài và đây chính là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn mắc phải, nó có thể bị tiêu diệt bởi rửa tay thường quy. Theo một số tài liệu cho thấy số lượng vi khuẩn vãng lai trên da đầu là 106 CFU/cm2, da nách là 5*105 CFU/ cm2, da bụng là 104 CFU/cm2, cánh tay là 104 CFU/cm2 và trên da bàn tay nhân viên y tế từ 3.9*104 ñeán 4.6*106. Số vi khuẩn vãng lai trên thường do nhân viên y tế tiếp xúc bàn tay với người bệnh, vật dụng xung quanh người bệnh trong quá trình thăm khám hoặc chăm sóc, phục vụ người bệnh. Vi khuẩn vãng lai thường gây nên nhiễm khuẩn bệnh viện, có khi trở thành dịch khu trú tại một khoa, một bệnh viện hoặc có thể trở thành vụ dịch lớn. Những tác nhân gây bệnh thường có trên bàn tay:          - Vi khuẩn gram âm: trực khuẩn gram âm với ưu thế là các dòng vi khuẩn đường ruột như E. coli, Pseudomonas aeruginosa.          - Vi khuẩn gram dương: cầu khuẩn gram dương như dòng Staphylococcus đặc biệt là Staphylococcus Aureus.          - Các loại nấm: chủ yếu là Candida          - Các loại virut : Rotavirus, Adenovirus, HNV, HCV, HIV…            Rửa tay thường quy tức là loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay. Rửa tay có chất sát khuẩn là tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh.  III. Khuyến cáo tại Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III, 2007   Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III, tháng 7/2007 tại Malaysia và lần thứ IV tại Macau tháng 7/2009 có nhiều báo cáo khoa học liên quan tới vấn đề rửa tay. Các báo cáo cho thấy đầu những năm 2000 giữa các nước Châu Âu, Châu Úc và Châu Mỹ có những khuyến cáo khác nhau về rửa tay. Mới đây, WHO (2007) trên cơ sở những khuyến cáo của CDC (2002), Đức-Pháp (2002) và ý kiến của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn hàng đầu trên thế giới dựa vào các kết quả nghiên cứu khoa học đã đưa ra khuyến cáo: - Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong KSNK do đó cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay. - Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.  Tăng cường sự tuân thủ rửa tay là điều quan trọng nhất trong các cơ sở y tế. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy sự tuân thủ này giao động từ 16 đến 81%  và trung bình là 40 %. Người ta cũng cho rằng sự tuân thủ có liên quan đến tính hiệu quả, sức chịu đựng của da tay và thời gian rửa tay.   Một trong những kết quả nghiên cứu nổi tiếng có ảnh hưởng lớn tới các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn là nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Didier Pittet, thuộc bệnh viện thực hành Geneve ở Thụy Sĩ. Ông và cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu về vệ sinh bàn tay. Chính ông là tác giả những bức tranh nổi tiếng vẽ hình những con vi khuẩn với những hàng chữ nhảy múa rất bắt mắt để cổ động cho chiến dịch rửa tay. Bức tranh này đã được sử dụng làm tờ bìa của nhiều tài liệu liên quan đến vệ sinh bàn tay của Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nước. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt một đề tài nghiên cứu về sự tuân thủ rửa tay được tiến hành từ năm 1995-1998 (có hồi cứu) và một số khuyến cáo từ một số nghiên cứu của các tác giả khác để bạn đọc có thể tham khảo.  Pittet đã sử dụng phương pháp giám sát sự tuân thủ rửa tay của nhân viên tế và phản hồi tới họ kết quả giám sát đó. Vậy sự tuân thủ là gì? Trong nghiên cứu này Pittet đã đưa ra khái niệm là tất cả những lần rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tại những thời điểm cơ hội rửa tay đều được tính là sự thủ rửa tay. Các tác giả đánh giá phương pháp này hữu hiệu hơn là phương pháp giáo dục rửa tay. Để đánh giá hiệu quả của chương trình rửa tay, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ MRSA và mức độ tiêu thụ dung dịch rửa tay chứa cồn. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng những điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, hiện thời không làm việc tại các khoa lâm sàng để giám sát sự tuân thủ rửa tay. Đối tượng giám sát là tất cả cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng. Thời điểm giám sát là tất cả các ngày trong tuần, 20 đầu tiên của một ca làm việc. Thời gian giám sát được tính đến khi nào thoả mãn cỡ mẫu cần thiết. Nhóm nghiên cứu đã vận động đuợc hơn 70 hoạ sĩ thiết kế ra trên 250 poster khổ giấy A 3 vẽ những hình ảnh sinh động về tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay và khử khuẩn tay kèm theo những thông điệp về tuân thủ rửa tay. Những poster này được treo khắp nơi trong bệnh viện, tập trung vào những địa điểm nào nhiều người qua lại. Những poster này được chuyển đổi vị trí 1-2 lần một tuần. Bên cạnh việc treo poster, nhóm nghiên cứu còn trang bị cho mỗi bác sĩ và cán bộ y tế một lọ dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn để sử dụng cho cá nhân. Tất nhiên, nghiên cứu này phải được sự ủng hộ tích cực của Lãnh đạo bệnh viện. Ngoài những biện pháp trên, thỉnh thoảng nhóm nghiên cứu lại đưa ra một cuộc vận động làm khuấy động phong trào rửa tay.  Bảng 1: Kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet và cộng sự   
TT
Nội dung
1993
1994
1997
1998
1.
> 20.000 cơ hội rửa tay từ năm 1995 - 1997
 
 
 
 
2.
Sự tuân thủ rửa tay
- Điều dưỡng và trợ lý điều dưỡng
- Bác sĩ
 
48%
 
66%
Tăng
Không tăng
 
3.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
 
16,9%
9,9%
 
4.
Tỷ lệ MRSA
 
2,16%
0,93%
 
6.
Mức tiêu thụ dung dịch sát khuẩn tay/1000 ngày điều trị bệnh nhân
3,5 lít
 
 
15,4 lít
  Bảng trên cho thấy: từ năm 1995-1997, trên hai mươi ngàn cơ hội rửa tay đã được quan sát, sự tuân thủ rửa tay tăng lên từ 48% đến 66%. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay được cải thiện rõ rệt ở điều dưỡng, hộ sinh nhưng tỷ lệ này không đuợc cải thiện ở các bác sĩ. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16,9 % (1994) xuống còn 9,9% (1997). Sự lan truyền vi khuẩn kháng Methicilin/10.000 ngày điều trị/bệnh nhân giảm từ 2,16 % (1994) xuống còn 0,93% (1997) nhưng lượng tiêu thụ dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn lại tăng từ 3,5 lít/ngày bệnh nhân (1993) lên 15,4 lít (1997). Năm 2002, trong một báo cáo, Pittet đã tuyên bố là từ năm 1999-2001, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện duy trì ở mức 10% (giảm 6% so với trước khi có chương trình rửa tay), trong khi kinh phí đầu tư cho chương trình rửa tay chỉ là 290.000 USD, tính ra là đã tiết kiệm chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn trong 3 năm là 12 triệu đô la Mỹ. Một kết quả nghiên cứu cho thấy ở lần quan sát đầu tiên, nhóm tác giá thấy rằng tỷ lệ nhân viên y tế rửa tay nhiều hơn gấp 3 lần sát khuẩn tay. Nhưng những lần tiếp theo, nhân viên y tế có xu hướng sát khuẩn tay nhiều hơn so với rửa tay. Điều này cho thấy ưu điểm của phương pháp sát khuẩn tay nhanh đã dần tăng sự tuân thủ rửa tay.  Ở một số nghiên cứu khác trên ba phương pháp rửa tay bằng (1) xà phòng bánh, (2) xà phòng khử khuẩn chứa 4% chlohexidin và (3) dung dịch chứa cồn (70% Isopropanol). Kết quả cho thấy: rửa tay với xà phòng bánh, tỷ lệ vi khuẩn trên da tay giảm rất ít và sau thời gian ngắn vi khuẩn sẽ mọc lại. Ở phương pháp rửa tay với xà phòng khử khuẩn chứa 4% chlohexidin lượng vi khuẩn giảm xuống khoảng gần 90% và duy trì ở tỷ lệ này sau 3 giờ. Còn phương pháp chà xát tay với dung dịch chứa cồn, tỷ lệ vi khuẩn trên da tay giảm > 99%, nhưng sau đó vi khuẩn lại mọc lại, sau 3 giờ vi khuẩn trên da tay giảm < 99%. Điều này kết luận rằng, chà xát tay bằng dung dịch chứa cồn rất hiệu quả.  Từ những nghiên cứu trên, nhiều tác giả nổi tiếng về Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đi đến kết luận: Rửa tay bằng xà phòng là tốt, rửa tay với xà phòng xát khuẩn sẽ tốt hơn và tuyệt vời nhất là sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn. Điều này cho thấy, ở hoàn cảnh nào ta cũng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với điều kiện. Điều quan trọng là tuân thủ rửa tay.
Làm thế nào để tăng tỷ lệ rửa tay? một nghiên cứu khác chỉ ra rằng tỷ lệ tuân thủ rửa tay của một khoa là 16% khi cả khoa đó chỉ có một lavabo rủa tay, tỷ lệ này đạt được 30% ở khoa được trang bị mỗi phòn có 1 lavabo. Do vậy, người ta khuyến cáo là để tăng tỷ lệ tuân thủ rửa tay, mỗi buồng bệnh nên có một lavabo, mỗi bàn đêm hoặc bàn tiêm của khoa cấp cứu nên có một lọ sát khuẩn tay nhanh hoặc nên trang bị cho mỗi bác sĩ và điều dưỡng một lọ dung dịch sát khuẩn tay. Tuy nhiên, việc trang bị cho mỗi cá nhân một lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh nên được xem xét tính khả thi ở Việt Nam.  IV. Quy trình rửa tay 4.1.Trang bị phương tiện cho rửa tay     - Lavabo: đủ sâu (50 cm) để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn vào người rửa, không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trũng bồn rửa ay. Chiều cao từ mặt đất lên mặt lavabo từ 65-80 cm (phù hợp với chiều cao trung bình người rủa tay.     - Vòi nước: gắn cố định vào trong tường, đường ống nên đi chìm, chiều cao so của vòi cao khoảng 25 cm, vòi nên gắn một màng lọc. Khoá vòi nên sử dụng tự động hoặc có cần gạt.     - Hệ thống nước: nước máy, đuờng dẫn nước nên đặt chìm vào trong tường, nhưng phải dễ cho lắp đặt, vệ sinh, khử khuẩn khi cần thiết.     - Giá để xà phòng rửa tay: lắp đặt phù hợp     - Khăn lau tay sử dụng một lần     - Thùng đựng khăn bẩn: thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng được dễ dàng, không phải đụng chạm tay vào nắp.     - Phân bố vị trí để phương tiện rửa tay phải đặt ở nơi thuận tiện cho tất cả mọi người cùng được rửa tay. Có tác giả đã khuyến cáo để tạo điều kiện cho cán bộ y tế tuân thủ rửa tay thì lavabo rửa tay nên đặt ở vị trí trong phòng sao cho người nhân viên y tế chỉ cần 2 phút là rửa xong tay bao gồm cả thời gian đi tới lavabo và thời gian từ lavabo tới giường người bệnh.     - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh: nhằm tăng cường sự tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế, các bệnh viện nên trang bị những lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở đầu giường bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu hoặc bàn đêm của bệnh nhân sao cho nhân viên y tế dễ tiếp cận và khi có cơ hội là có thể sát khuẩn tay luôn.   4.2. Rửa tay khi nào ?  Mục đích của rửa tay thường quy là làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên da tay, đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Rửa tay khi:          - Trước khi mang găng          - Trước và sau khi khám, chăm sóc mỗi người bệnh          - Trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc          - Trước khi chế biến hoặc chia thức ăn          - Trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân          - Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh          - Sau khi tiếp xúc với đồ vật nhiễm bẩn          - Sau khi tháo găng          - Khi có cảm giác hoặc nhìn thấy tay bẩn  4.3. Quy trình rửa tay (theo công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12 /10/2007) Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau cho sủi bọt Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay. Ghi chú:          - Mỗi bước “chà” 5 lần          - Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây  4.4. Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn (theo công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12 /10/2007)  Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn cũng nhằm mục đích giống như rửa tay, nhưng chỉ áp dụng khi bàn tay không nhìn thấy vết bẩn. Để tăng cường sự tuân thủ rửa tay, lọ dung dịch chứa cồn trang bị trên các xe tiêm, xe thay băng, bàn khám bệnh, lối vào buồng bệnh và cho mỗi giường bệnh của khoa hồi sức cấp cứu. Sát khuẩn tay trước và sau khi khám, chăm sóc mỗi bệnh nhân; trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc; trước khi chế biến hoặc chia thức ăn; trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân. Các bước tiến hành: Bước 1: Lấy 3 ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà xát tay đến khi khô tay.   Ghi chú:          - Mỗi bước chà 5 lần          - Thời gian chà sát tay tối thiểu 30 giây, hoặc chà xát tay cho đến khi tay khô              - Không áp dụng phương pháp này trong trường hợp biết chắc hoặc nhìn thấy vết bẩn trên tay như: cầm nắm, đụng chạm vào vật dụng bẩn, tay dính máu, dính chất tiết...   Để kết thúc bài này, tác giả xin kết luận: rửa tay là biện pháp đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp trong khi tác dụng phòng bệnh cao. Do vậy, mỗi cán bộ y tế cần tuân thủ sự rửa tay thường quy theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới với 5 thời điểm như sau:          - Trước khi đụng chạm vào người bệnh          - Trước khi tiến hành một thủ thuật vô khuẩn          - Sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với dung dịch cơ thể          - Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào người bệnh          - Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào các vật dụng xung quanh người bệnh.
Quan tâm đến vai trò của vệ sinh bàn tay và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh, ngày 20/4/2009, TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký một văn bản cam kết với Tổ chức Y tế Thế giời ủng hộ phong trào vệ sinh bàn tay và kiểm soát nhiễm khuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới phát động. Cũng trong năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Cuối tháng 11/2009, trước khi kết thúc năm cũ đề chuyển sang năm mới, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã tổ chức 3 hội nghị triển khai cấp vùng. Điều thú vị là Điều đầu tiên của Thông tư 18 là điều quy định rất đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và hiệu quả đó là rửa tay.   Tác giả bài này khuyến cáo: các cơ sở khám, chữa bệnh cần tăng cường tuyên truyền, giám sát và đôn đốc sự tuân thủ rửa tay của toàn bộ nhân viên y tế và làm thế nào để người dân biết được vai trò quan trọng của việc rửa tay thường quy. Một trong những dấu hiệu chỉ ra sự thành công trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của một cơ sở khám chữa bệnh là ý thức về rửa tay của người cán bộ y tế và người bệnh biết nhắc nhở, đòi hỏi nhân viên y tế rửa tay trước khi chăm sóc, thăm khám cho họ.
 

                                                                                                                       (Nguồn: Cục quản lý khám chữa bệnh)